Mô tả
Tổng quan khóa học
🔹 Mỗi đứa trẻ đến khi trưởng thành đều có những giai đoạn khủng hoảng tâm lý. Và đây là khoảng thời gian vô cùng quan trọng với con, cũng lại là quãng thời gian khó khăn nhất khi con lần đầu trải qua những biến đổi lạ lẫm và phức tạp nhất về tâm sinh lý, chịu ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ tinh thần cũng như thể chất. Bởi vậy, các con dễ bị khủng khoảng hơn bất kỳ chặng phát triển nào trước đó.
🔹 Cũng ở giai đoạn này, các con có xu hướng “nổi loạn” khi nhu cầu thể hiện “cái tôi” theo cách riêng của chúng mãnh liệt hơn bao giờ hết, bên cạnh việc khám phá và phát triển các đặc trưng tính dục của mình.
🔹 Tất cả những điều hết sức đặc trưng này khiến tuổi dậy thì của con cũng là một giai đoạn thật sự khó khăn, đầy bối rối và thách thức với các bậc phụ huynh. Chắc chắn rất nhiều bậc phụ huynh luôn tự hỏi làm sao để hiểu được những tâm tư, tình cảm và nhu cầu của con, làm khăng khít thêm sợi dây kết nối giữa cha mẹ và con cái?
🔹 Hay cha mẹ cần có những kỹ năng ứng xử phù hợp như thế nào để vừa thể hiện được tình yêu thương, sự quan tâm tới con, vừa giúp con có những định hướng đúng đắn, phòng ngừa những rủi ro trong một môi trường xã hội không ngừng biến động?
🔹 Khóa học này sẽ giúp cha mẹ trang bị kiến thức và những kỹ năng cần thiết để có thể cùng con chia sẻ và vượt qua quãng thời gian hết sức khó khăn nhưng vô cùng quan trọng và đầy ý nghĩa này.
Giáo trình khóa học
Phần 1: Quy luật tâm lý để vượt qua khủng hoảng
Bài 1: Công thức quản lý cảm xúc
Bài 2: Phương pháp điều chỉnh nhu cầu về thân thể
Bài 3: Phương pháp điều chỉnh nhu cầu về người yêu
Bài 4: Phương pháp điều chỉnh nhận thức (P.1)
Bài 5: Phương pháp điều chỉnh nhận thức (P.2)
Bài 6: Phương pháp cải tạo thực tại
Bài 7: Phương pháp giải quyết các vấn đề về cảm xúc
Phần 2: Xử lý những khủng hoảng thường gặp
Bài 8: Trầm cảm
Bài 9: Các giai đoạn khủng hoảng của trẻ
Bài 10: Trẻ sợ đi học
Bài 11: Nguyên nhân trẻ kháng cự đến trường
Bài 12: Làm gì khi con nghiện phim XXX?
Bài 13: Cùng con vượt qua thất bại
Bài 14: Vượt qua thất tình
Bài 15: Làm gì khi trẻ bị chấn động tâm lý?
Bài 16: Biểu hiện khi trẻ bị khủng hoảng tâm lý (P.1)
Bài 17: Biểu hiện khi trẻ bị khủng hoảng tâm lý (P.2)
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.